Tại sao chúng ta cần hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực thể thao?

Để khắc phục những khó khăn đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp của Bộ VHTTDL đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của pháp luật cho DN lĩnh vực thể thao.

Theo đó, việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường, nâng cao nhận thức của toàn ngành về mục đích, ý nghĩa, khẳng định vị trí, vai trò của Ngày Pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành thuộc lĩnh vực văn hóa, du lịch và thể thao, tập trung các văn bản mới được Quốc hội thông qua trong năm 2022 và các văn bản liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của từng đối tượng trong ngành.

Thực tế DNNVV hiện nay chưa có đủ nguồn lực cũng như chưa sự hỗ trợ cần thiết để có thông tin pháp lý, kiến thức pháp lý phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Chính vì vậy, cần có nguồn lực của Nhà nước để hỗ trợ họ lớn hơn, mạnh hơn, đủ năng lực pháp lý để tự bơi trong thương trường, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Đây cũng là nhu cầu của doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội DNNVV.. ngành thể thao trên cả nước.

Theo Thông tư số 07/2021/TT-BVHTTDL ngày 8 tháng 9 năm 2021 quy định về nội dung, chương trình tập huấn chuyên môn thể thao; cơ quan, tổ chức tập huấn. Thông tư áp dụng đối với người hướng dẫn tập luyện thể thao; doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao; Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tập huấn chuyên môn thể thao.

rrr-1671511616.jpg
Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường, nâng cao nhận thức của toàn ngành về mục đích, ý nghĩa, khẳng định vị trí, vai trò của Ngày Pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

Nội dung tập huấn chuyên môn thể thao: Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Thể dục thể thao; kiến thức cơ bản của pháp luật có liên quan đến môn thể thao tập huấn; Các nguyên tắc huấn luyện thể thao; Các kỹ thuật cơ bản của môn thể thao; Luật thi đấu…. cùng những kiến thức cơ bản về bảo đảm an toàn, vệ sinh, chăm sóc y tế, dinh dưỡng cho người tham gia tập luyện môn thể thao; Phương pháp cứu hộ (đối với các hoạt động thể thao dưới nước, hoạt động thể thao mạo hiểm); Các nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn…

Chương trình tập huấn: Tổng cục Thể dục thể thao xây dựng chương trình tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện của từng môn thể thao; Căn cứ chương trình tập huấn chuyên môn đã được ban hành, cơ quan, đơn vị tổ chức tập huấn xây dựng tài liệu tập huấn. Tài liệu tập huấn phải được bổ sung, cập nhật thường xuyên để bảo đảm phù hợp quy định và đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc xây dựng tài liệu của các lớp tập huấn…

Cơ quan tổ chức tập huấn chuyên môn thể thao: Tổng cục Thể dục thể thao; Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia của môn thể thao; Cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cơ quan tổ chức tập huấn chuyên môn thể thao có trách nhiệm: Xây dựng kế hoạch tập huấn cho người hướng dẫn tập luyện thể thao; Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tập huấn chuyên môn; Bảo đảm giảng viên đáp ứng yêu cầu trình độ chuyên môn theo quy định; Tổ chức tập huấn, kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn của học viên; Tổng hợp kết quả tập huấn và công nhận kết quả tập huấn của học viên.

Để xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ pháp luật có hiệu quả thì cần căn cứ vào nhu cầu hỗ trợ pháp lý thực tế của doanh nghiệp ngành thể thao tại từng địa phương, vùng miền và từng thời kỳ, cần có sự khảo sát và đánh giá về thực trạng và nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở để xây dựng nội dung các chuyên đề hỗ trợ và cách thức, quy trình triển khai theo các chuyên đề hỗ trợ. Đồng thời quá trình xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ pháp lý cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành có chức năng quản lý, theo dõi việc thi hành pháp luật của doanh nghiệp và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp để bảo đảm công tác hỗ trợ pháp lý được đúng trọng tâm, trọng điểm và đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Có như vậy các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được xây dựng và banh hành mới mang tính khả thi và có ý nghĩa, tác động đối với doanh nghiệp trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cũng như giải quyết được các vướng mắc pháp lý doanh nghiệp gặp phải trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Link nội dung: https://thuongtruongplus.vn/tai-sao-chung-ta-can-ho-tro-phap-ly-cho-doanh-nghiep-nho-va-vua-linh-vuc-the-thao-a22147.html