Cuộc bình chọn danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024” do Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM (HUBA), phối hợp cùng Báo Sài Gòn Giải Phóng phát động và tổ chức. Để có được sự công nhận và vinh danh là “Doanh nghiệp xanh”, đòi hỏi các đơn vị doanh nghiệp tham gia phải đáp ứng những tiêu chí đánh giá toàn diện như: Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường; Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường; Tuân thủ về hồ sơ quản lý môi trường cùng các vấn đề liên quan khác…
Sự kết hợp của chiến lược bền vững dài hạn từ buổi đầu thành lập doanh nghiệp và tư duy sinh thái được duy trì xuyên suốt trong quá trình vận hành và phát triển, là những nguồn lực quan trọng giúp Nhà phát triển công trình xanh Phuc Khang Corporation phát huy sức mạnh toàn diện của doanh nghiệp, vượt qua các tiêu chí khắt khe để được công nhận và vinh danh là “Doanh nghiệp xanh TP.HCM năm 2024”.
Doanh nghiệp xanh với chiến lược bền vững
Chiến lược phát triển bền vững ngay từ giai đoạn đặt nền móng xây dựng doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng giúp PKC đáp ứng được các tiêu chí đánh giá nghiêm ngặt trở thành một “doanh nghiệp xanh” đúng nghĩa như ngày hôm nay.
Đầu tiên, Phuc Khang Corporation đã sớm có định hướng là Nhà phát triển công trình xanh tiên phong với tầm nhìn “Thương hiệu bất động sản xanh chính phẩm chuẩn mực Quốc tế dẫn đầu tại Việt Nam” vào năm 2035. Trong hơn 15 năm hình thành và phát triển, PKC theo đuổi sứ mệnh: “Tiên phong và thúc đẩy việc kiến tạo phong cách sống tốt hơn cho sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái nhân văn bền vững theo chuẩn mực xanh toàn cầu”.
Kế đến, các công trình xanh (CTX) cũng được doanh nghiệp đặt mục tiêu như một phương tiện quan trọng để làm ra những sản phẩm tốt, đúng đắn, phù hợp với xu hướng của thế giới, lan tỏa tinh thần sống xanh cho cộng đồng, đóng góp vào chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia và quốc tế. Chính vì thế, PKC nỗ lực hoàn thiện các sản phẩm công trình xanh theo những tiêu chuẩn rất khắt khe như LEED (Hội đồng CTX Mỹ) và LOTUS (Hội đồng CTX Việt Nam)…
Những CTX tiêu biểu của PKC có thể kể đến như: Chung cư xanh cao cấp Diamond Lotus Riverside (Lê Quang Kim, P8, Q8, TP.HCM), Khu đô thị Văn hóa – Thương mại – Du lịch Làng Sen Việt Nam (Đức Hòa, Long An)… Các sản phẩm này đều được đăng ký và xây dựng theo tiêu chuẩn công trình xanh LEED, LOTUS cấp độ Vàng. Các dự án được PKC quyết tâm hoàn thiện để hướng tới việc xây dựng một hệ sinh thái xanh hoàn hảo: xanh từ khâu thiết kế cho tới vật liệu xây dựng thân thiện với thiên nhiên; xanh trong quá trình thi công và xanh trong cách vận hành nhằm hướng tới các mục tiêu: tiết kiệm năng lượng, sử dụng nước hiệu quả, giảm lượng khí thải CO2, cải thiện chất lượng môi trường bên trong và ngoài căn hộ...
Hành trình kiến tạo một “doanh nghiệp xanh” đích thực của PKC còn ghi nhận cột một quan trọng trong sự kiện kỷ niệm thành lập công ty gần đây nhất. PKC đã công bố chiến lược hành động ESG toàn diện, tuân thủ các mục tiêu phát triển bền vững trên 3 khía cạnh gồm: Environmental (Môi Trường) - Social (Xã Hội) - Governance (Quản Trị Doanh Nghiệp). Qua đó, khẳng định xu thế hội nhập, cũng như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong định hướng quản trị bền vững - vì một môi trường xanh và một cộng đồng hạnh phúc.
Có thể thấy, PKC đã xây dựng một hành trình bài bản để đưa thương hiệu từng bước vượt qua các rào cản, thách thức, cải thiện năng lực cạnh tranh và trở thành một “doanh nghiệp xanh” bền vững, có giá trị lâu dài.
Doanh nghiệp xanh với tư duy sinh thái
Chiến lược bền vững góp phần định hình doanh nghiệp xanh từ buổi sơ khai. Tuy nhiên, để xây dựng và kiến tạo một doanh nghiệp trở nên “xanh thực thụ” thì cần thêm một yếu tố quan trọng, đó là: “Tư duy sinh thái”. Tư duy này trước tiên xuất phát từ những người có vai trò đồng sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp, kế đến là được lan tỏa và truyền cảm hứng đến từng nhân viên, thế hệ kế thừa cũng như đối tác, khách hàng và cộng đồng xung quanh.
Đội ngũ lãnh đạo của PKC, trong đó vai trò tiên phong là CEO Lưu Thị Thanh Mẫu đã sớm tiếp cận xu hướng xanh trên thế giới. Nữ lãnh đạo là một thành viên cốt cán của Hội đồng CTX Việt Nam – một tổ chức thành viên của Hội đồng CTX thế giới. Thông qua các khóa học, hội thảo, chương trình nghị sự, tiếp xúc với các chuyên gia về CTX, kinh tế xanh, làm việc với các đối tác quốc tế từ Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Philippines, Indonesia… nữ CEO của PKC đã tích lũy một vốn kiến thức và kinh nghiệm quý giá, làm nền tảng để xây dựng tổ chức xanh, doanh nghiệp xanh. Nhờ đó, CEO Lưu Thị Thanh Mẫu đã có những định hướng đúng đắn, dẫn dắt tập thể PKC kiên định với mục tiêu kiến tạo nên các CTX chuẩn mực quốc tế, là phương tiện quan trọng để kiến tạo và thúc đẩy doanh nghiệp xanh.
“CEO xanh” Lưu Thị Thanh Mẫu là tên gọi mà nhiều đối tác, báo giới ưu ái dành cho vị thuyền trưởng của PKC. Nữ lãnh đạo PKC cũng là diễn giả chính của nhiều diễn đàn, hội thảo khoa học trong và ngoài nước liên quan đến phát triển CTX, quy hoạch và xây dựng đô thị xanh. CEO Lưu Thị Thanh Mẫu còn tham gia thảo luận, hiến kế về chính sách pháp luật liên quan đến CTX, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn…
“Muốn có sản phẩm xanh thì tư duy phải sinh thái” và để có được một “doanh nghiệp xanh” thực sự thì không thể thiếu vai trò của văn hóa xanh trong nội bộ tập thể công ty. Đội ngũ PKC được truyền cảm hứng và lan tỏa tư duy sinh thái cùng lối sống xanh từ CEO Lưu Thị Thanh Mẫu. Hằng năm, PKC đều tổ chức các buổi đào tạo định kỳ liên quan đến CTX, xây dựng văn phòng xanh, lối sống xanh, tiêu dùng bền vững (tiết kiệm tài nguyên nước, điện, năng lượng, đất, không khí, bảo vệ môi trường…)
Ngoài ra, PKC còn truyền cảm hứng về tư duy sinh thái và lối sống xanh trong cộng đồng, đặc biệt là lan tỏa tri thức xanh đến thế hệ trẻ. Điều này được thể hiện thông qua những hành động cụ thể mà doanh nghiệp đã thực hiện như: Phối hợp cùng các trường đại học tổ chức Green Study Tour trao tặng học bổng, ủng hộ và nhân rộng tri thức xanh cho sinh viên các trường đại học trong và ngoài nước; Tổ chức các hoạt động tham quan thực địa tại các CTX của PKC, kiến tập trong doanh nghiệp cho sinh viên các trường đại học định kỳ hằng năm; Ủng hộ và tài trợ các cuộc thi sáng tạo, thiết kế cảnh quan, sản phẩm công trình, kiến trúc phát thải carbon thấp…
Trở thành một “doanh nghiệp xanh” thực sự không chỉ là việc đáp ứng các tiêu chí của ban tổ chức, mà hơn thế còn là một chặng hành trình dài với chiến lược chỉn chu từ giai đoạn đầu, đến sự kiên định và lan tỏa tư duy sinh thái, văn hóa xanh, lối sống xanh thường xuyên. Do vậy, danh hiệu “Doanh nghiệp xanh” không đơn thuần là một giải thưởng mà PKC đạt được, đây còn được xem như một cột mốc quan trọng trên tiến trình hướng đến tương lai bền vững mà PKC đã đặt ra và từng bước thực hiện.